Nhắc đến những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng bậc nhất Ninh Bình, chùa Bái Đính luôn là cái tên không thể bỏ qua. Với vẻ đẹp hùng vĩ, kiến trúc uy nghiêm và không gian linh thiêng, nơi đây trở thành điểm đến được đông đảo du khách thập phương lựa chọn, đặc biệt là vào dịp đầu năm mới để cầu bình an, may mắn
DU LỊCH CHÙA BÁI ĐÍNH TRÀNG AN
Chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á, tọa lạc trong Quần thể danh thắng Tràng An, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 18 km và cách Hà Nội khoảng 100 km. Đây không chỉ là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn sở hữu nhiều kỷ lục ấn tượng của châu Á và Việt Nam.
Chùa Bái Đính gây ấn tượng với tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á, hành lang La Hán dài nhất châu Á, tháp Xá Lợi cao nhất châu Á và tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Những công trình kiến trúc độc đáo này tạo nên một quần thể tâm linh hoành tráng, uy nghiêm, kết hợp hài hòa giữa nét cổ kính và hiện đại. Với không gian linh thiêng, cảnh sắc hùng vĩ, chùa Bái Đính là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách muốn tìm kiếm sự an yên, tịnh tâm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Phật giáo Việt Nam.
Địa điểm du lịch phong phú
Du khách đến Chùa Bái Đính sẽ được tham quan những công trình kiến trúc văn hoá độc đáo.
Dịch vụ tốt nhất
Du khách đến Chùa Bái Đính tham quan hay chiêm bái luôn được tiếp đón nhiệt tình và chu đáo
Ẩm thực độc đáo
Du khách nếu có nhu cầu sẽ được thưởng thức những món ăn chay vô cùng ngon miệng tại nhà hàng của chùa.
Chùa Bái Đính – một trong những ngôi chùa nổi bật tại Việt Nam sở hữu kiểu kiến trúc độc đáo và linh thiêng. Đây cũng là quần thể tự hào xác lập nhiều kỷ lục nhất trong khu vực và châu lục. Điều này khiến chùa Bái Đính trở thành điểm đến thu hút các tín đồ Phật tử và du khách gần xa.
GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ CHÙA BÁI ĐÍNH
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ, để lại nhiều công trình ấn tượng. Một trong số đó không thể không nhắc đến chùa Bái Đính.
Cách đây hơn 1000 năm về trước, tại Kinh đô Hoa Lư có 3 triều đại nối tiếp nhau ra đời là Đinh, Tiền Lê và Lý. Các triều đại đều coi đạo Phật là Quốc giáo nên đã cho xây rất nhiều chùa tại Ninh Bình.
Chùa Bái Đính Ninh Bình
Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa được xây trên dãy núi Tràng An. Vị trí chùa tọa lạc hội tụ đầy đủ các yếu tố địa linh nhân kiệt mà theo dân gian đây là đất sinh Vua, sinh Thánh và sinh Thành.
Đây từng là nơi Đinh Tiên Hoàng Đế lập đàn tế cầu mưa thuận gió hòa. Đồng thời cũng là nơi mà vua Quang Trung chọn làm lễ tết cờ khích lệ các quân sĩ trước khi ra Thăng Long đánh quân Thanh.
Mặc dù được hình thành từ thời Đinh Lê nhưng nhiều chi tiết, cổ vật của chùa Bái Đính Tràng An Ninh Bình vẫn mang đậm nét kiến trúc ở thời Lý. Trở thành địa điểm tâm linh, là trung tâm Phật giáo, đạo giáo và tín ngưỡng thờ mẫu của cả nước.
Năm 1997, chùa Bái Đính được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng cấp quốc gia. Mỗi năm đón lượng lớn du khách cùng các tín đồ Phật tử khắp nơi đến thăm.
GIÁ VÉ THAM QUAN CHÙA BÁI ĐÍNH NINH BÌNH
Giá vé vào chùa Bái Đính là miễn phí, nghĩa là du khách không có thể tự do chiêm bái và khám phá ngôi chùa mà không cần mua vé. Còn giá các dịch vụ khác thì như sau:
Phí gửi xe máy ở bãi đỗ: 15.000 vnđ/lượt.
Phí gửi xe ô tô: 40.000 vnđ/lượt.
Giá vé xe điện chùa Bái Đính : 30.000 vnđ/người/lượt.
Đi đò khám phá Tràng An: 150.000 vnđ/người.
Vé tham quan Bảo Tháp: 50.000 vnđ/người, trẻ em dưới 1m được miễn phí.
Thuê hướng dẫn viên: từ 300.000 – 50.000 vnđ//tour.
Phí đi vệ sinh: 2.000 vnđ/lượt.
THỜI ĐIỂM LÝ TƯỞNG ĐỂ ĐI CHÙA BÁI ĐÍNH
Thời điểm ghé thăm chùa Bái Đính lý tưởng nhất chắc hẳn là dịp đầu năm. Thời tiết mùa xuân mang đến không khí ấm áp, trong lành. Du khách có thể tận hưởng không gian xuân với vẻ đẹp tự nhiên, lễ Phật cầu bình an.
Thời điểm tham quan chùa Bái Đính
Ngoài ra còn có thể tham gia các lễ hội quan trọng từ những ngày Tết và kéo dài đến hết tháng 3 Âm lịch. Mỗi lễ hội sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khác nhau trong không khí vô cùng náo nhiệt.
Tuy nhiên, mùa lễ hội cũng khiến lượng khách du lịch tăng cao. Nếu không muốn cảnh đông đúc, chen lấn thì du khách có thể chọn các thời điểm khác trong năm. Có thể là từ tháng 4 – tháng 8, tháng 9, thời tiết khô ráo, thuận tiện.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYẾN ĐẾN CHÙA BÁI ĐÍNH
Chùa Bái Đính nằm trong quần thể di tích danh thắng Tràng An, trên địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn. Cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 18km và cách Hà Nội chừng 100km. Để tới đây, du khách cân nhắc các phương tiện sau:
Phương tiện cá nhân
Nếu du khách có kế hoạch đến chùa Bái Đính du lịch tiết kiệm và tự do thì có thể tự di chuyển bằng xe máy hoặc xe ô tô. Đường đi từ Hà Nội lên chùa khá đơn giản.
Du khách đi theo đường Giải Phóng – Quốc lộ 1A – Quốc lộ 12B và đi thêm khoảng 90km nữa theo bảng chỉ dẫn sẽ đến được nơi mà bạn muốn. Để chắc chắn du khách nên kết hợp hỏi người dân địa phương hoặc sử dụng ứng dụng chỉ đường.
Phương tiện công cộng
Nếu chọn cách đi chùa Bái Đính là phương tiện công cộng. Du khách cân nhắc một trong hai hình thức sau:
Xe khách: Bắt xe từ bến xe Giáp Bát hoặc Mỹ Đình, giá vé dao động từ 80.000 – 90.000vnđ/chiều. Đến bến xe Ninh Bình, tiếp tục di chuyển bằng xe bus hoặc taxi với giá khoảng 130.000vnđ/chiều để tới chùa.
Tàu hỏa: Tàu khởi hành tại ga Hà Nội xuống ga Ninh Bình, giá vé dao động từ 70.000 – 120.000vnđ/người/tùy ghế. Đến ga, du khách chọn xe bus hoặc bắt taxi chở đến chùa Bái Đính.
PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH
Diện tích quần thể chùa Bái Đính khoảng 1.700ha chia làm nhiều khu vực. Để tới cổng chùa, du khách có thể đi bộ nhưng sử dụng xe điện của khu du lịch sẽ tiết kiệm thời gian và sức lực hơn.
Xe điện di chuyển trong Chùa Bái Đính
Du khách sẽ đợi xe tại khu vực nhà chờ, sau đó xe đến đón và di chuyển theo 3,5km đường nhựa tới khu vực cổng Tam Quan chùa Bái Đính. Lưu ý khi mua vé xe điện, nên mua luôn hai chiều để tránh tình trạng lúc về lại phải kiếm chỗ và xếp hàng.
Hãy đi bằng xe điện lên chùa cổ trước rồi từ từ đi xuống chùa mới. Hành trình này phải trải qua hàng nghìn bậc thang. Vì thế hãy chuẩn bị thể lực thật tốt nhé.
ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN CHÙA BÁI ĐÍNH ĐẸP NHẤT
Kể từ thời điểm xây dựng cho đến nay, các đền phủ đã được phục dựng với 21 hạnh muc chính, gồm 2 công trình kiến trúc chủ yếu: chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới. Sau đây là các địa điểm nổi bật đáng khám phá.
Điện Pháp Chủ chùa Bái Đính
Điện Pháp Chủ thuộc khu chùa Bái Đính mới. Đây là một trong những công trình kiến trúc quan trong nhất trong quần thể. Kiến trúc điện mang hơi hướng của chùa Tam Thế với hai tầng mái cong rất uy nghi, bề thế.
Điện pháp chủ Chùa Bái Đính
Bên trong điện là các thiết kế bằng gỗ và đá được điêu khắc bằng những hoa văn tinh xảo. Đặc biệt, khu vực này nổi bật với bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng sát vàng nặng tới 100 tấn, cao 9,5m (bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam).
Điện Tam Thế
Chùa Bái Đính có gì? Điện Tam Thế là điện lớn nhất trong quần thể này. Đây là nơi đặt 3 pho tượng Tam Thế Phạt bằng đồng dát vàng, tượng trưng cho quá khứ – hiện tại – tương lai.
Điện Tam Thế Chùa Bái Đính
Mỗi bức tượng cao tận 7,2m và nặng 50 tấn. Điện Tam Thế không chỉ thể hiện sự kỳ vĩ của kiến trúc Phật giáo, mà còn thu hút du khách tìm tới chiêm bái, tìm sự bình an.
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát hay còn gọi là Điện Phật Bà cũng là một trong ba điện nổi bật của chùa Bái Đính. Điện được xây dựng bằng gỗ, chia làm 7 gian. Nằm giữa điện chính đặt bức tượng Quan Thế Âm dát vàng cao 10m, nặng 80 tấn.
Điện Quan Thế Âm Bồ Tát Chùa Bái Đính
Đền thờ Thánh Nguyễn
Đến với khu chùa Bái Đính Cổ, du khách có thể viếng thăm đền thờ Thánh Nguyễn – ngôi đền với cấu trúc kiểu tiền nhất, hậu công. Nơi này dành để thờ vị thiền sư – danh y Nguyễn Minh Không như một cách để tưởng nhớ công ơn của ông.
Đền Thờ Thánh Nguyễn Chùa Bái Đính
Ông là người phát hiện ra hang động đẹp và đã cho xây dựng chùa để thờ Phật. Ông cũng nổi tiếng là một danh y chữa bệnh cứu người. Đồng thời nghiên cứu tìm hiểu để không phục làng nghề đúc đồng truyền thống.
Hành lang La Hán
Tại khu chùa Bái Đính mới có hành lang La Hán được ghi nhận là hành lang La Hán dài nhất châu Á khi kéo dài gần 3km. Điểm nhấn dọc dãy hành lang là 500 bức tượng La Hán được tác từ đá xanh nguyên khối.
Hành Lang La Hán Chùa Bái Đính
Mỗi bức tượng có chiều dao từ 2 – 2,5m. Tuy mang dáng vẻ và biểu cảm riêng nhưng đã cho thấy sự tinh xảo của nghệ thuật điêu khắc. Đây cũng là công trình thể hiện sự kết nối giữ đạo Phật với con người.
Hang Sáng, động Tối
Để lên tới hang Sáng, động Tối du khách sẽ vượt qua 300 bậc thang chùa Bái Đính dẫn tới cổng Tam Quan. Nhìn nang sang dốc (trước khi rẽ vào cổng) sẽ thấy một ngã ba dẫn tới hai hướng. Một hướng dẫn tới hang Sáng còn một hướng dẫn tới động Tối.
Hang Sáng hội tủ đủ ánh sáng tự nhiên. Bên ngoài đặt 2 pho tượng thần uy nghiêm. Bên trong đặt tượng thờ Phật. Hang có chiều sâu khoảng 25m, cao hơn 2m và rộng 15m. Ở cuối hang là đền thờ Cao Sơn linh thiêng.
Giếng Ngọc
Nằm dưới chân núi của chùa Bái Đính có giếng Ngọc thu hút sự tò mò của rất nhiều du khách. Tương truyền, thiền sư Nguyễn Minh đã từng lấy nước ở giếng này để sắc thuốc chữa bệnh cho vua và mọi người.
Giếng Ngọc có rất rộng với diện tích xung quanh tới 6000m2, đường kính gần 30m, sâu gần 10m. Mực nước giếng khoảng 6 – 7m, bao quanh giếng là 4 lầu bát giác. Đặc biệt, nước giếng có màu ngọc bích tự nhiên rất đẹp và chưa bao giờ cạn.
Cổng Tam Quan
Đây là cánh cổng mà ai cũng sẽ đi qua khi đến tham quan chùa Bái Đính. Tam Quan gồm: Không quan, Trung Quan và Giả quan, có nghĩa là cửa khổ, cửa vô thường và cửa vô ngã.
Cổng Tam Quan Chùa Bái Đính
Cổng Tam Quan cao tới 16,5m, dài 32m và rộng 13m, được làm bằng gỗ (gần 550 tấn gỗ tròn). Phía trước khắc 4 chữ Minh – Đỉnh – Danh – Lam. Hai bên là hai con sư tử bằng đá tượng trưng cho sức mạnh của trí tuệ.
Bước qua cổng Tam Quan chùa Bái Đính, du khách sẽ thấy bức tượng Khuyến Thiện ở bên phải và tượng thần Trừng ác bên trái. Bên trong còn có bánh xe luân hồi, ở giữ là chữ “Vạn” mang ý nghĩa lửa thiêng.
Tháp chuông chùa Bái Đính
Tháp chuông – điểm check in lý tưởng được nhiều du khách dừng lại để chụp những tấm hình kỷ niệm. Công trình này xây dựng bằng bê tông chắc chắn, bên ngoài sơn giả gỗ. Với cấu trúc hình bát giác, 3 tầng mái cong cao 18,25m, rộng 17m.
Kiến trúc tháp chuông chùa Bái Đính giống như kiểu tháp chuông ở thời xưa, mang dáng dấp của bông sen. Bên trong tháp có một lối lên và một lối xuống.
Nổi bật ở đây là quả chuông đồng do các nghệ nhân người Huế đúc nặng tới 36 tấn. Trở thành quả chuông đồng lớn nhất Việt Nam do Sách kỷ lục Việt Nam bình chọn.
Bảo Tháp chùa Bái Đính
Nổi bật giữa hàng loạt công trình trong quần thể chùa là Bảo Tháo xá lợi Phật. Công trình này tọa lạc ở phía Tây của điện Tham Thế, gồm 13 tầng, cao 99m, còn chân tháp là hình lục giác.
Bảo Tháp Chùa Bài Đính
Bảo Tháp được phủ toàn bộ bằng gạch nung Bát Tràng, sử dụng các hoa văn trang trí như mây bay, cánh sen, sóng nước,… Xung quanh các cạnh đặt những bức tượng Phật nhỏ bằng đá, giúp tạo thêm điểm nhấn.
Ở tầng 1 của Bảo Tháp là bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng dát vàng ngự trên bệ đá xanh được chạm khắc rồng và hoa sen tinh xảo. Ngoài ra cuộc đời Đức Phật từ khi sinh ra đến khi tu hành chính đạo cũng được khắc họa rõ rệt ở 6 mặt tường quanh tháp.
DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH
Nếu du khách muốn dành nhiều thời gian để chiêm bái chùa Bái Đính hoặc đơn giản là muốn lưu trú gần khu vực chùa để tiện cho việc đi lại thì có thể tham khảo các dịch vụ lưu trú sau:
+ Khách xá Bái Đính: Nằm ngay trong khuôn viên chùa, mang nét kiến trúc cổ và sang trọng, đậm nét Á Đông. Khách xá được xây dựng không gian yên tĩnh của thiên nhiên, rất lý tưởng để du khách nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Homestay, khách sạn gần chùa: Là địa điểm du lịch nổi tiếng lại thuộc quần thể Tràng An nên gần chùa có khá nhiều khách sạn, homestay. Du khách có thể chọn chỗ nghỉ gần Trang An hoặc trung tâm thành phố đều được. Một vài gợi ý đó là:
Ninh Binh Palm Homestay.
Ninh Binh Family Homestay.
Khách sạn Bái Đính.
Bai Dinh Garden Resort & Spa Ninh Binh.
Tràng An – Bái Đính Resort.
NHÀ HÀNG QUÁN ĂN TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH
Trong quần thể khu du lịch chùa Bái Định có nhà hàng Cát Tường sở hữu không gian mở cho phép du khách vừa có thể dùng bữa vừa ngắm cảnh. Ở đây phục vụ cả đồ chay lẫn đặc sản địa phương và nhiều món Á, Âu.
Ngoài ra, dưới điện Tam Thế chùa Bái Đính cũng có khu vực nhà ăn với các dãy bàn ở giữa còn xung quanh là những quầy thức ăn, đồ uống phục vụ đồ ăn nhanh. Còn nếu muốn có nhiều sự lựa chọn hơn, du khách tham khảo thêm các nhà hàng, quán ăn bên ngoài như:
Nhà hàng Thăng Long: thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
Nhà hàng Nhà Sàn Cố Đô: Thôn Yên Trạch, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư.
Nhà hàng Đức Dê: 446 Nguyễn Huệ, thành phố Ninh Bình.
Ninh Bình có vô vàn điểm đến nhưng không một ai bỏ qua ngôi chùa này. Để có chuyến tham quan, vãn cảnh trọn vẹn, du khách đừng quên các lưu ý này:
Chùa Bái Đính là một chốn tâm linh, do đó du khách nên chú ý cách ăn mặc. Chọn trang phục lịch sự, kín đáo như đồ có tay, quần/váy quá gối…
Khi dâng hương, lễ Phật, không nên thắp hương quá nhiều. nếu muốn làm công đức, hãy mang theo một ít tiền lẻ.
Lưu ý không bỏ rác tùy tiện và tránh bỏ tiền lên các bức tượng Phật mà hãy cho vào hòm công đức.
Bảo Tháp xá lợi chùa Bái Đính cao tới 100m, nhưng bên trong đã có thang máy giúp cho việc di chuyển giữa các tầng của du khách được thuận lợi nên bạn yên tâm.
Việc tham quan chùa phải đi bộ nhiều và leo nhiều bậc đá, vì vậy đừng quên chuẩn bị một chai nước suối phòng khi khát và chọn giày dép đế thấp để tiện di chuyển.
Nếu du lịch chùa Bái Đính vào các dịp cao điểm đông người, nhớ bảo quản tư, tài sản cá nhân cẩn thận phòng trộm cắp.
Với những du khách muốn am hiểu hơn về lịch sử, kiến trúc và những câu chuyện của chùa có thể thuê hướng dẫn viên riêng hoặc đặt tour du lịch.
Chùa Bái Đính giờ đây ngoài là chốn tu tập an yên thì còn luôn nằm trong top những địa điểm du lịch hấp dẫn của Ninh Bình. Nếu có dịp đến thăm cố đô Hoa Lư xua, du khách hãy viếng thăm ngôi chùa này để tìm hiểu, để ngắm cảnh và tìm sự bình yên cho tâm hồn nhé!
ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN CHÙA BÁI ĐÍNH
Lịch sử lâu đời
Hơn 1.000 năm trước, dưới thời đại hoàng kim của ba triều đại phong kiến Đinh, Tiền Lê và Lý, Phật giáo được tôn vinh là Quốc giáo, dẫn đến sự ra đời của nhiều ngôi chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, nằm trên dãy núi Tràng An hùng vĩ. Ngôi chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh, nhưng vẫn lưu giữ nhiều dấu ấn kiến trúc và cổ vật đặc trưng của thời Lý, phản ánh rõ nét sự giao thoa giữa các giai đoạn lịch sử.
Kiến trúc độc đáo
Ngày nay, quần thể chùa Bái Đính gồm hai khu vực chính: chùa cổ với bề dày lịch sử và chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Ngôi chùa sừng sững trên sườn núi, hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên thơ mộng với mặt hồ xanh ngắt và những dãy núi đá hùng vĩ. Đặc biệt, chùa tọa lạc ngay cửa ngõ phía tây dẫn vào cố đô Hoa Lư, tạo nên một điểm nhấn linh thiêng giữa vùng đất lịch sử ngàn năm.
Chi phí tham quan chùa
Thuê xe điện: 30.000 VND/chiều, thuận tiện di chuyển trong khuôn viên chùa.
Khám phá danh thắng Tràng An: Giá vé thuyền là 150.000 VND/người, đưa du khách len lỏi qua những dãy núi đá vôi kỳ vĩ và hệ thống hang động huyền bí.
Tham quan Bảo Tháp: Với giá vé 50.000 VND/người, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng toàn cảnh hùng vĩ từ độ cao 100m. Trẻ em dưới 1m được miễn phí.
Hành lang La Hán chùa Bái Đính
Hành lang La Hán tại chùa Bái Đính là một trong những công trình ấn tượng nhất, được ghi nhận là hành lang La Hán dài nhất châu Á. Hành lang kéo dài gần 3 km, nổi bật với hơn 500 bức tượng La Hán được chế tác từ đá xanh nguyên khối, mỗi bức cao 2 – 2,5 mét, mang dáng vẻ và biểu cảm riêng biệt.
Không chỉ thể hiện nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, những bức tượng còn mang giá trị tâm linh sâu sắc, tượng trưng cho sự giác ngộ và trí tuệ trong Phật giáo. Hành lang La Hán không chỉ là điểm nhấn kiến trúc mà còn là biểu tượng cho sự kết nối giữa đạo Phật và đời sống con người, thu hút đông đảo du khách đến chiêm bái và chiêm ngưỡng vẻ đẹp văn hóa, tín ngưỡng của chùa Bái Đính.
Chùa Bái Đính cổ
Chùa Bái Đính Cổ nằm trên sườn núi cao, mang vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc, là điểm đến không thể bỏ qua khi tham quan quần thể chùa Bái Đính. Ngôi chùa nổi bật với những di tích lâu đời như động thờ Phật, đền thờ thần Cao Sơn và động thờ Mẫu, mỗi địa điểm đều gắn liền với giá trị tâm linh và lịch sử sâu sắc.
Không gian nơi đây thanh tịnh, bao quanh bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tạo nên một chốn thiền môn yên bình giữa lòng di sản. Chùa Bái Đính Cổ không chỉ là nơi chiêm bái linh thiêng mà còn là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự an yên, hòa mình vào văn hóa truyền thống và cảm nhận vẻ đẹp tâm linh ngàn năm của vùng đất cố đô.
Đền thờ Thánh Nguyễn chùa Bái Đính
Trong quần thể chùa Bái Đính, có một ngôi đền thờ thiền sư – danh y Nguyễn Minh Không, được xây dựng theo kiến trúc tiền nhất, hậu công. Ngôi đền là nơi tưởng nhớ và tri ân vị thiền sư đã có công lớn trong việc phát hiện hang động đẹp, từ đó cho xây dựng chùa Bái Đính để thờ Phật.
Không chỉ là một bậc cao tăng, Nguyễn Minh Không còn là danh y tài ba, nổi tiếng với khả năng chữa bệnh cứu người. Ông cũng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu văn minh Đông Sơn thời Việt cổ, góp phần khôi phục nghề đúc đồng truyền thống đã mai một. Với những đóng góp to lớn cho Phật giáo, y học và văn hóa dân tộc, thiền sư Nguyễn Minh Không được nhân dân tôn kính và thờ phụng tại đền trong khuôn viên chùa Bái Đính.
Điện Pháp chủ chùa Bái Đính
Điện Pháp Chủ là một trong những công trình quan trọng nhất của chùa Bái Đính, Ninh Bình, nổi bật với kiến trúc uy nghi, không gian trang nghiêm cùng các hoa văn chạm khắc tinh xảo trên gỗ và đá. Điện đặc biệt thu hút du khách bởi bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng dát vàng, cao 9,5 mét, nặng 100 tấn, được công nhận là tượng Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
Đây là nơi các Phật tử và du khách thường xuyên đến để chiêm bái, cầu nguyện và tìm kiếm sự an yên trong tâm hồn. Không chỉ là điểm nhấn quan trọng của chùa Bái Đính, Điện Pháp Chủ còn mang ý nghĩa sâu sắc trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh truyền thống của dân tộc Việt Nam
Điện Tam Thế Chùa Bái Đính
Điện Tam Thế là công trình thờ tự lớn nhất trong quần thể chùa Bái Đính, nổi bật với ba pho tượng Phật Tam Thế bằng đồng dát vàng, mỗi tượng cao 7,2m, nặng 50 tấn. Ba bức tượng đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai, mang ý nghĩa sâu sắc về sự tuần hoàn và tiếp nối của vạn vật.
Không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô hoành tráng và kiến trúc Phật giáo độc đáo, Điện Tam Thế còn là điểm đến linh thiêng, thu hút đông đảo du khách và Phật tử đến chiêm bái, cầu nguyện, tìm kiếm sự bình an và giác ngộ trong tâm hồn. Đây là một trong những biểu tượng quan trọng của chùa Bái Đính, góp phần gìn giữ và lan tỏa các giá trị tín ngưỡng, văn hóa, tâm linh của Phật giáo Việt Nam
MỘT VÀI LƯU Ý KHI ĐẾN THAM QUAN CHÙA BÁI ĐÍNH
Thời điểm lý tưởng nhất để khám phá khu danh thắng Tràng An và quần thể chùa Bái Đính là từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, khi tiết trời mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ, tràn đầy sức sống. Đặc biệt, vào mùng 6 tháng Giêng, chùa Bái Đính tổ chức Lễ hội truyền thống, thu hút đông đảo du khách và Phật tử về tham dự, tạo cơ hội để bạn vừa chiêm bái, vãn cảnh, vừa hòa mình vào không khí lễ hội đặc sắc.
Khi đến chùa, bạn nên ăn mặc lịch sự, chọn trang phục thoải mái, phù hợp cho việc di chuyển nhiều. Nếu đi vào mùa xuân, thời tiết có thể thay đổi bất chợt, vì vậy mang theo ô hoặc áo mưa dự phòng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong hành trình.
Ngoài ra, vào những dịp cao điểm, lượng khách tham quan rất đông, dễ xảy ra tình trạng chen lấn, móc túi, vì vậy bạn nên giữ gìn tư trang cẩn thận, tránh mang theo quá nhiều tài sản giá trị để đảm bảo chuyến đi an toàn và trọn vẹn.